VẬY CẦN KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH LẬP TRÌNH VIÊN?

Để một lập trình viên có thể vạch ra định hướng cụ thể cho tương lai, chắc chắn sẽ cần lượng kiến thức rất rộng về lập trình. Có rất nhiều người đã phải nếm trải cảm giác hối hận vì trước kia bỏ qua những kiến thức này.

Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê ra những kiến thức và kinh nghiệm nào mà một lập trình viên cần có.

1. Các loại lập trình viên:

Ngôn ngữ cơ bản: HTML, CSS:

HTML và CSS là kỹ năng bắt buộc mà bất kể kỹ sư Công nghệ Thông tin thuộc mảng nào cũng phải học. Đây là 2 ngôn ngữ cơ bản và cần thiết để tạo lập website.

HTML hoàn toàn không khó nhưng để hiểu được CSS thì cần thêm nhiều thời gian hơn một chút. Ngoài ra, để không phá vỡ design khi chúng hiển thị trên màn hình smartphone, máy tính hay trên những màn hình LCD lớn thì CSS có thể
thiết kế những web khắc phục được vấn đề này.

Khả năng lập trình:

Cho dù bạn giảm số lượng code cần phải viết, hay lập trình một hệ thống giản lược hóa đi thì lập trình vẫn là một kỹ năng rất quan trọng đối với một lập trình viên.

Viết code bạn có thể từ từ học ở nhà nhưng nếu là người bắt đầu học lập trình, bạn nên tạo thói quen suy nghĩ về cách tạo ra một chương trình giản lược hóa và các loại code càng ngắn càng tốt.

Dần dần tự nhiên bạn sẽ có thể viết được nhiều code hơn, hơn nữa qua thời gian dài học lập trình chắc chắn khả năng lập trình của bạn sẽ được rèn giũa.

2. Những ngôn ngữ hiện nay cần phải nhớ:

Hiện nay, dựa vào từng loại công việc khác nhau mà các ngôn ngữ lập trình cần thiết đối với mỗi lập trình viên cũng rất khác nhau.

Nếu muốn lập trình các ứng dụng web, bạn nên học Ruby, PHP, Python. Hoặc nếu làm các ứng dụng cho iOS bạn có thể học Swift.

Tương tự như vậy, để lập trình các ứng dụng Android bạn nên học Kotlin. Các ngôn ngữ lập trình vừa kể trên vừa mới được phát triển từ năm 2011 nên còn là những ngôn ngữ tương đối mới mẻ.

Dựa vào nội dụng từng loại công việc khác nhau mà ngôn ngữ các lập trình viên sử dụng cũng sẽ thay đổi theo. Vì vậy, ngày nay việc cập nhật và học thêm những ngôn ngữ mới là rất cần thiết.

Vì một lập trình viên yêu cầu phải vừa viết code hiệu quả bằng những ngôn ngữ đã học, vừa phải học thêm những ngôn ngữ mới.

3. Các kỹ năng cần thiết ngoài lập trình:

Ngoài kỹ năng lập trình, lập trình viên đòi hỏi phải có thêm 3 kỹ năng cần thiết dưới đây:

Kỹ năng giao tiếp:

Mọi người thường nghĩ công việc của lập trình viên chỉ là viết code và xây dựng chương trình. Nhưng sự thực không phải như vậy.

Với một team lập trình, chắc chắn lượng công việc phải đảm nhận là không hề nhỏ. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ công việc sẽ có những lúc cần thảo luận về những phần đang trăn trở, hay bàn bạc cách để khắc phục lỗi.Tóm lại, kỹ năng giao tiếp thực sự rất cần thiết.

Cho dù, bạn làm dự án một mình đi chăng nữa, bạn cũng cần phải trao đổi để hiểu được mong muốn, ý đồ của khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp đối với một lập trình viên rất rất quan trọng.

Kỹ năng tự quản lí bản thân:

Công việc chủ yếu của lập trình viên là ngồi nhiều giờ đồng hồ trước màn hình máy tính để viết code. Vì vậy, để duy trì được hiệu suất làm việc cao, lập trình viên bắt buộc phải có khả năng tự quản lí bản thân cao.

Lời khuyên đưa ra là bạn nên thường xuyên vận động để duy trì thể lực cũng như khả năng tập trung. Mỗi ngày chỉ cần vận động nhẹ 20 phút cũng có thể làm tăng hiệu quả làm việc. Hơn nữa, đây cũng là một cách rất tốt để giải tỏa stress.

Kỹ năng giải quyết vấn đề:

Công việc của lập trình viên là xây dựng các hệ thống làm tăng hiệu suất công việc và phát triển những ứng dụng web giúp loại bỏ sự bất tiện trong cuộc sống và công việc. Hơn nữa, nội dung của mỗi công việc rất khác nhau nên kỹ năng giải quyết vấn đề thật sự rất cần thiết cho công việc này.

Cho dù bạn làm mảng nào trong lập trình, hầu hết đều yêu cần kỹ năng này. Khi có một vấn đề xảy ra, một nhân viên giỏi sẽ có thể nghĩ ra cách giải quyết cho vấn đề đang tồn tại.

4. Kỹ năng lập trình Web:

Đối với một người lập trình Web, ngôn ngữ lập trình là một trong số những kỹ năng bắt buộc để có thể xây dựng được một hệ thống Web. Đặc biệt, trong thế giới Web, 4 ngôn ngữ thường được sử dụng nhất để phát triển Web là Linux, Apache, MySQL và PHP gọi chung là LAMP.

Thêm nữa, để phát triển và xây dựng một Website, đương nhiên những kỹ năng về HTML,CSS cũng rất cần thiết để thiết kế phần nhìn cho trang web.

Ngoài ra, khả năng nắm bắt chính xác ý đồ thiết kế và xây dựng web của một kỹ sư hệ thống cũng là một kỹ năng không thể thiếu. Một hệ thống cho dù được thiết kế tốt như thế nào chăng nữa nhưng không thế đáp ứng mục tiêu cuối cùng thì cũng là chỉ là vô nghĩa.

5. Các loại bằng cấp nên có:

Để có cơ hội phát triển sự nghiệp với vai trò là lập trình viên, bạn nên có 3 loại bằng cấp dưới đây:

Kỳ thi kỹ sư Công nghệ Thông tin cơ bản:

Kỳ thi kỹ sư Công nghệ Thông tin cơ bản là một cuộc thi quốc gia do bộ Kinh tế tổ chức. Đây là kỳ thi chủ yếu hướng tới đối tượng là kỹ sư và lập trình viên nhằm mục đích tìm ra những người có kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết, những người đã có kinh nghiệm thực tế,.. để trở thành nhân tài IT trình độ cao.

Nội dung thi sẽ là những kiến thức cơ bản để làm việc trong giới IT, ngoài ra cũng có thêm kiến thức liên quan đến lập trình. Ví dụ: cấu trúc dữ liệu, thuật toán, sơ đồ thuật toán,..

Đối tượng dự thi kỳ thi này chủ yếu là những người đang có nhu cầu tìm việc làm về lập trình. Đối với những người đang có ý định chuyển việc thì tấm bằng này là một cách để PR bản thân.

Kỳ thi năng lực lập trình ngôn ngữ C:

Đây là kỳ thi mà những người đang sử dụng ngôn ngữ C trong công việc nên dự thi. Tấm bằng từ kỳ thi này như một chứng minh rõ ràng cho kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ C của bạn.

Kỳ thi năng lực lập trình ngôn ngữ C chỉ là một chứng nhận tư cách do Tổ chức chứng nhận khả năng kinh doanh làm chủ trì. Kỳ thi này có 3 cấp độ và cấp độ lập trình sử dụng ngôn ngữ C là cấp độ khó nhất. Ngoài ra, trong đề thi cũng sẽ hỏi thêm các vấn đề về OS.

Do đó, nếu đang muốn tìm những công việc sử dụng ngôn ngữ C thì bạn nên dự thi cuộc thi này để khẳng định được kiến thức và kỹ thuật của bản thân khi đi xin việc.

Kỳ thi năng lực lập trình Java:

Chứng chỉ này sẽ chứng minh khả năng xây dựng chương trình ứng dụng và những kiến thức cơ bản về Java của bạn.
Kỳ thi năng lực lập trình Java về cơ bản có 3 cấp: từ cấp 1 đến cấp 3. Đối với cấp 3: yêu cầu người thi phải có những kiến thức cơ bản về Java, viết được chương trình.

Ở cấp 1: yêu cầu khả năng giải quyết trình tự hệ thống dựa trên hướng đối tượng, cũng như bảo đảm, duy trì chương trình một cách ổn định trước những thông số kỹ thuật thay đổi.

Chứng chỉ này thích hợp với những người muốn chứng minh khả năng sử dụng Java của mình.

6. Những cách suy nghĩ giúp cải thiện kỹ năng:

Chịu tiếp thu cái mới:

Lập trình viên là công việc luôn đòi hỏi phải học thêm những kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình mới. Vì vậy, để học hỏi thêm nhiều kiến thức, lúc nào bạn cũng cần trong tư thế chịu tiếp thu cái mới.

Thêm nữa, tinh thần ham học hỏi cũng sẽ giúp ích trong quá trình học lập trình. Dù học ngôn ngữ lập trình nào thì chắn chắn bạn sẽ phải viết code rất nhiều nên có 1 mẹo giúp bạn duy trì việc học có hiệu quả là vừa tưởng tượng vừa học trong vui vẻ.

Trong quá trình học và làm việc về lập trình, khi có vấn đề mà bản thân không hiểu nên mạnh dạn hỏi những kỹ sư, lập trình viên khác về vấn đề của mình. Đây cũng là một cách rất quan trọng để nâng cao kiến thức và trình độ bản thân.

Cảm giác bất an:

Hiện nay, nguồn nhân lực về Công nghệ Thông tin trình độ cao đang thiếu trầm trọng và cả những kỹ sư, lập trình viên thông thường cũng luôn ở trong tình trạng thiếu hụt. Tuy nhiên, trong các công ty IT lớn, khoảng cách về thực lực giữa lập trình viên giỏi và lập trình viên thường rất lớn.

Sẽ không có quá nhiều khó khăn đến với công việc của một lập trình viên. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển sự nghiệp của bản thân, bạn cần nuôi trong mình một cảm giác bất an.Chính cảm giác này sẽ thôi thúc bạn luôn luôn học hỏi để cải thiện bản thân. Một lập trình viên giỏi chắc chắn không phải là một người lười biếng.

Tự bản thân mỗi người cần phải vừa nhận thức được vị trí của bản thân, vừa phải nuôi dưỡng cảm giác bất an thường trực để luôn cố gắng trong quá trình học và làm việc. Có như vậy mới có thể phát triển sự nghiệp.

7. Nâng cao kỹ năng:

Trong bài viết lần này, chúng tôi đã giới thiệu về những kiến thức và kinh nghiệm cần có ở một lập trình viên. Để hiểu được kiến thức tiền đề của toàn bộ lĩnh vực này, nhất định bạn phải thử tham khảo qua nội dung bài viết ngày hôm này.

Bạn có muốn tăng lương?

logo client

800+ việc làm IT đăng tuyển mỗi tuần, từ các công ty hàng đầu.

Techviec.com