KHẢO SÁT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LẬP TRÌNH VIÊN SENIOR VÀ FRESHER

Những năm gần đây, xu hướng các học sinh đổ bộ theo học ngành IT ngành càng tăng. Bởi lẽ trong thời đại 4.0, khi khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, các công nghệ mới thay đổi liên tục đã khiến ngành IT trở nên hot đến như vậy.

Các phần mềm chuyên dụng luôn luôn cần được sử dụng những công nghệ mới. Tuy nhiên, trong bài viết này tôi muốn nhắc đến không phải là những công nghệ hay những kỹ thuật mới trong IT mà là sự trưởng thành của những lập trình viên – những người đã sử dụng các công nghệ hỗ trợ các phần mềm.

1. Những điểm chung/thói quen của các Fresher

– Đảo ngược giữa cách thức và mục đích

Các chương trình được thiết lập nhằm đạt được mục đích của lập trình viên. Nhưng có đôi khi chính các chương trình đó lại trở thành mục tiêu.

Hơn nữa, nếu lập trình viên không thể nắm bắt được ý nghĩa của việc tham khảo các cuốn sách kỹ thuật khi đọc xong, ví dụ như ngôn ngữ lập trình hoặc là lập trình viên quá ám ảnh về việc diễn giải các từ không hiểu thì họ không thể nắm chắc những công việc khác được.

– Bắt đầu lập trình mà không lý giải mục đích

Đây là trường hợp khi các lập trình viên bắt đầu thiết kế và tạo các chương trình mà không hiểu mục đích của các chương trình này gì.

Do đó sau khi hoàn thành xong, liền phát sinh ra rất nhiều lỗi và cần thời gian để khắc phục nó, tuy nhiên khoảng thời gian để khắc phục chúng là quá dài. Thậm chí nếu lập trình viên chỉ đảm nhiệm một phần trong việc tạo hệ thống thì việc nắm rõ tổng thể của cả chương trình là điều không thể.

Điều này tuy là nói trách nhiệm thuộc về các kỹ sư hệ thống nhưng khối lượng công việc của lập trình viên trình viên không hẳn là giảm bớt đi.

– Bỏ qua trình tự

Khi bắt đầu viết code mà không viết bảng thiết kế các thông số hay các sơ đồ thuật toán thì khi phát sinh vấn đề, mặc dù không nắm rõ được hiện trạng nhưng vẫn bắt đầu nghiên cứu và khảo sát thì kết quả là tiêu tốn một khoảng thời gian vô cùng lớn. Điều này xảy ra là do lập trình viên không hiểu được vì sao lại phải thực hiện các công việc nêu trên theo các trình tự.

– Quá để ý đến đánh giá của mình

Đánh giá của các lập trình viên thông thường dựa trên các kết quả nghiệm thu. Tuy nhiên, các lập trình viên lại không tự lý giải mà lại quá để ý đến xung quanh.

Tình trạng này diễn ra càng tồi tệ hơn khi tự mình nầng cao giá trị của bản thân và hạ thấp năng lực của người khác xuống. Điều này chỉ khiến những người khác càng thêm chán ghét mình thôi!

Phần lớn những sinh viên IT mới tốt nghiệp còn chưa có dày dặn kinh nghiệm đều hướng tới công việc lập trình viên.

– Không lắng nghe những ý kiến của những người xung quanh

Điều này không chỉ dành cho lập trình viên mà trong các công việc khác cũng vậy. Nhưng nếu không biết lắng nghe nghiêm túc những điều người khác góp ý thì theo tôi nghĩ sẽ không tiến bộ lên được.

– Không cải tiến công nghệ

Đừng cố cải tiến công nghệ dù cho có dư dả thời gian. Điều đó không hẳn là làm theo sở thích như việc xem TV hay lướt web cả ngày được.

2. Các lập trình viên Senior – Sự quyết tâm cần thiết

– Thiết kế các chương trình khác ngoài công việc

Những lập trình viên hoàn thành tốt công việc của họ thường còn có thể tự tạo riêng cho mình những chương trình riêng với nhiều mục đích khác nhau.

Có người coi việc lập trình chỉ đơn giản là một sở thích, có người lại có sự quan tâm đến phát triển công nghệ mới hoặc có những người muốn tạo ra công nghệ có thể bán được để kiếm thêm thu nhập phụ. Nhưng đến cuối cùng cái mà tất cả họ đều nhận được đó chính là những kỹ năng được phát triển liên kết với nhau.

– Kiến thức sâu rộng

Những lập trình viên Senior thường là những người có kiến thức uyên bác. Những kiến thức sâu rộng đó không chỉ là về lĩnh vực yêu thích mà còn có những lĩnh vực không liên quan đến công việc liên quan đến lập trình.

Với các lập trình viên Senior, họ thường có xu hướng ham học hỏi với những thứ chưa biết và cần phải biết.

– Lạc quan

Có rất nhiều người lập trình viên Senior vẫn cảm thấy lạc quan khi bị dồn deadline.

Viết được một chương trình là rất khó, hơn nữa còn đòi hỏi sự nhanh nhạy trong việc phát hiện các lỗi và trong trường hợp mãi không thể phiên dịch code được, nhiều lập trình viên thường hay nóng nảy, sốt ruột, tuy nhiên với các lập trình viên Senior thì họ lại thích tận hưởng cảm giác này, từ từ nghiên cứu, đương đầu với từng thách thức để tìm ra cách giải quyết như việc chơi trò chơi giải ô chữ.

Đôi khi tình huống này cũng khá là nghiêm trọng nhưng không thể phủ nhận rằng việc nếu nóng vội thì việc tìm ra cách giải quyết quả thực là rất khó.

3. Phương pháp học tập cụ thể

Như tôi đã đề cập trước đó rằng ngoài công việc của mình thì việc thiết kế thêm các chương trình khác cũng là một cách hay. Ngay cả khi bạn muốn học một chương trình mới thì đọc sách tham khảo thôi là chưa đủ.

Các lập trình viên có thê thử bán các công cụ sử dụng trong lập trình hoặc chia sẻ miễn phí với những người khác. Cái mà bạn thiết kế ra đó là công cụ chứ không phải là một trò chơi, hoặc có thể là OS( hệ điều hành của thiết bị) đều được. Bạn nên thử lập trình để có thể thu lại bí quyết trong quá trình làm việc.

Nhưng điều quan trọng là mọi thứ bạn đều phải tự làm.

4. Tiếp tục phát huy tinh thần học hỏi!

Tất cả cả công việc, bao gồm cả lập trình viên, phải trải qua một quá trình dài để học hỏi , trau dồi kinh nghiệm cho bản thân để đạt được những thành tựu trong công việc.

Nếu không chịu tiếp thu, học tập những kinh nghiệm thì khó có thể thành công được. Chính vì thế, hãy tự phát triển bản thân qua nhiều cách để đạt được nhiều thành tựu, các bạn nhé!

Bạn có muốn tăng lương?

logo client

800+ việc làm IT đăng tuyển mỗi tuần, từ các công ty hàng đầu.

Techviec.com